Đức là trung tâm kinh tế quan trọng của Châu Âu với nền công nghiệp và nền kinh tế phát triển. Đây cũng là nơi có lịch sử phát triển lâu đời chính vì thế nền văn hoá và con người Đức luôn toát lên vẻ lịch lãm, hiếu khách. Đến với nước Đức bạn sẽ được học tập trong một môi trường trong sáng, sát với thực tế cuộc sống.
Tên gọi: CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC
Thủ đô: Berlin
Dân số: 82,2 triệu (2015)
Diện tích: 357,050 km² (hạng 61)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Đức
Vị trí địa lý: là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây).
Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là một đất nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Đến nước Đức bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp và mơ mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu Âu
Đức là một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất tại châu Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.
1. Kinh tế
Đức là một trong những nước có mạng lưới giao thông dày nhất thế giới (đứng thứ 2 sau Mỹ), bao gồm 11.980km đường cao tốc và 41.386km đường liên tỉnh. Bên cạnh tài chính ngân hàng, Frankfurt cũng là trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu thế giới (năm 2011 sân bay Frankfurt chuyên chở 53 triệu lượt khách). Hệ thống giao thông đường thuỷ và đường biển có vị trí rất quan trọng đối với một nền kinh tế hướng xuất khẩu như Đức. Hamburg là cảng biển lớn nhất Đức và cũng là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới.
– Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Chế tạo xe hơi, chế tạo máy móc, thiết bị, công nghiệp hoá chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử.
Đức có nhiều tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới như BASF, Robert Bosch GmbH, E.On, Deutsche Telekom, Siemens AG, Deusche Bank, v.v… Tuy nhiên, xương sống của kinh tế Đức là các công ty có quy mô vừa và nhỏ (thu hút khoảng 20 triệu lao động).
– Nông nghiệp: Phần lớn diện tích nước Đức dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2-3% dân số Đức làm việc trong ngành này. Vùng bờ biển phía Bắc chuyên nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps tập trung chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức nằm trong số các nước sản xuất sữa, chế phẩm sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của EU.
– Dịch vụ: Phát triển mạnh trong những năm gần đây và hiện đóng góp nhiều nhất vào GDP. Frankfurt là trung tâm tài chính lớn nhất của Đức và cũng là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
2. Hệ thống giáo dục
Đức là một quốc gia có nền giáo dục được đánh giá cao và được xếp bậc nhất Châu Âu.Trong danh sách các trường top 400 và top 700 thế giới, số lượng các trường ở Đức rất lớn, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và UK.
Du học tại Đức, du học sinh hoàn toàn được miễn học phí như tất cả các sinh viên khác trên lãnh thổ Đức, hiện tại càng ngày càng có nhiều khóa master bằng tiếng Anh tại các trường ở Đức. Đây là một biện pháp để quốc tế hóa nền giáo dục Đức.
Môi trường đại học tại Đức rất được ưa chuộng với các ngành học đại học quốc tế cấp chứng chỉ Bachelor và Master, các ngành học hoàn toàn bằng tiếng anh, hệ thống đánh giá thành tích học tập cho phép tích lũy hoặc chuyển đổi tín chỉ và kết quả học tập. Nhận đinh chung về giáo dục Đức là quốc gia của những ý tưởng. Chỉnh phủ Đức đã cách tân trong giáo dục và nghiên cứu, sự quốc tế hóa giáo dục đại học và tăng cường hỗ trợ nghiên cứu.
Đức đang ngày càng trở thành quốc gia thu hút sinh viên quốc tế tới học tập, đặc biệt là học sinh sinh viên Việt Nam. Các ngành học khá đa dạng từ khoa học ngôn ngữ, khoa học truyền thông và văn hóa, luật, kinh tế, xã hội học cho đến nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, thiết kế cho đến y học, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài chính và dinh dưỡng học. Đức rất mạnh về mảng kỹ thuật, không những thế ngành kinh tế và tài chính cũng đứng trong top đầu thế giới. Đức được xếp thứ tư trên thế giới. Các ngành nổi tiếng là ngành kỹ thuật như chế tạo máy, công nghệ thông tin, các nghành về kinh tế như tài chính ngân hàng và quản trị doanh nghiệp.Riêng trong ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các trường đại học tổng hợp định hướng mạnh mẽ đến các ngành kỹ thuật đã liên kết lại thành nhóm TU9. Đây là nhóm trường nghiên cứu hàng đầu của Đức có các ngành đào tạo về toán học, tin học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
3. Chất lượng cuộc sống
Theo bảng xếp hạng của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2017 do Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững Đức nằm trong top 20 nước hạnh phúc nhất thế giới.
Tạp chí International Living mới đây đã xếp hạng Đức là quốc gia thứ 4 trên thế giới có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Chất lượng bảo hiểm y tế, tiền lương trung bình ở mức cao, chất lượng cơ sở hạ tầng cũng là một vẫn đề quan trọng tại Đức.
Tạp chí cũng đánh giá, tại Đức không gian dành cho những người yêu thiên nhiên và thể thao cũng rất rộng rãi. Người dân có thể đi dạo quanh các công viên quốc gia rộng lớn và còn có cả các đường mòn riêng biệt dành cho những người thể thao chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm được nhà nước cho phép và tạo mọi điều kiện để Du Học Sinh được đi làm thêm trong thời gian học tập tại Đức.
4. Ngôn ngữ giao tiếp
Ngôn ngữ chính là tiếng Đức được sử dụng trên tất cả các bang, tùy từng bang mà người dân sử dụng những cách nói khác nhau và có thể dùng cả tiếng Pháp, đa phần tầng lớp trẻ và trí thức của Đức sử dụng tốt tiếng Anh. Người Đức từ trước đến nay luôn tự hào về văn hóa dân gian và tính dân tộc của đất nước mình, cũng như hiện tại họ tự hào về mức độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống. Có thể nói về mặt khoa học kỹ thuật và y dược: cơ khí – điện tử – ô tô các sản phẩm của Đức luôn luôn có chất lượng và độ bền tốt nhất, cũng như các bệnh viện hàng đầu thế giới là nơi chữa trị cho nhiều ca bệnh hiểm nghèo một cách phi thường.
5. Văn hóa
Văn hóa nước Đức đặc trưng với những nét đặc biệt sau:
- Tôn trọng giờ giấc và sự chính xác: Người Đức rất chú trọng đến thời gian và luôn đến đúng giờ. Họ cũng rất nghiêm túc và chính xác trong mọi việc làm.
- Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Văn hóa Đức kết hợp giữa sự truyền thống và hiện đại. Đất nước này có nhiều di sản lịch sử và kiến trúc cổ, nhưng đồng thời cũng là trung tâm của nhiều nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Sự tôn trọng đến từng chi tiết: Người Đức rất chú trọng đến từng chi tiết trong cuộc sống. Từ cách bài trí nhà cửa đến cách ăn mặc và ứng xử, họ luôn đảm bảo rằng mọi thứ đều hoàn hảo và tinh tế.
- Sự đa dạng văn hóa: Văn hóa Đức rất đa dạng và phong phú, với nhiều nền văn học, nghệ thuật và âm nhạc. Đất nước này nổi tiếng với những nhà soạn nhạc và nhạc cụ của mình, cũng như các triển lãm nghệ thuật và lễ hội truyền thống.
- Sự tôn trọng và quan tâm đến môi trường: Người Đức rất quan tâm đến môi trường và bảo vệ thiên nhiên. Đất nước này có nhiều công viên và khu vực xanh, cũng như các chính sách bảo vệ môi trường khắt khe.
6. Ẩm thực – Du lịch
Là một nước châu Âu, phong cách ẩm thực của Đức mang đậm nét phương Tây. Điều này thể hiện qua các món ăn truyền thống – nổi tiếng nhất là các loại xúc xích – và thức uống là bia. Cũng như các nước châu Âu khác, các món ăn của người Đức được làm từ các loại thịt – chủ yếu là heo, bò, gà, ngỗng, …các món bánh từ lúa mì, lúa mạch, khoai tây. Thực đơn có rất nhiều chất đạm và chất béo, bữa sáng nhất thiết có sữa và thịt, bánh mì.
Là thành phố lớn nhất nước Đức, nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. Berlin có nhiều di tích lịch sử, chiến tranh cũng như các công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu cổ, nhiều khu bảo tàng, nhà thờ và điểm tham quan cho mọi người đến với Đức.Văn hóa
Với 1 vẻ đẹp cổ kính lãng mạn xen lẫn hiện đại nước Đức là nơi luôn thu hút rất nhiều du khách nhất và vào các mùa lễ hội. Được mệnh danh là thiên đường của bia và xúc xích, các bạn sẽ rất thích thú khi đi tới những quán bia với vô số các loại bia khác nhau. Thưởng thức hương vị của hàng trăm loại xúc xích cũng là 1 việc hết sức thú vị.
7. Tôn giáo
- Kitô giáo: Là tôn giáo phổ biến nhất ở Đức, chiếm đến 60% dân số. Các giáo đoàn chính gồm Công giáo La Mã và Tin lành.
- Công giáo La Mã: Là giáo phái Kitô giáo lớn nhất ở Đức, chiếm đến 28% dân số. Giáo phận Cologne và Munich-Freising được coi là hai giáo phận quan trọng nhất.
- Tin lành: Là giáo phái Kitô giáo phổ biến thứ hai ở Đức, chiếm đến 28% dân số. Các giáo đoàn chính là Giáo hội Tin lành và Giáo hội Tin lành Tân Ước.
- Hồi giáo: Là tôn giáo phổ biến thứ hai ở Đức, với khoảng 5% dân số. Các giáo phái chính gồm Sunni và Shiite.
- Do thái giáo: Là tôn giáo phổ biến thứ ba ở Đức, với khoảng 0,2% dân số. Các giáo đoàn chính gồm Đạo Do thái Liberal và Đạo Do thái Orthodox.
- Phật giáo: Là tôn giáo phổ biến tại Đức, với khoảng 0,2% dân số. Các đạo tràng chính gồm Giáo hội Phật giáo Đức và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đức.
Các tôn giáo khác bao gồm Hindu, Sikh, Bahá’í và các tôn giáo dân gian. Tuy nhiên, số lượng tín đồ của chúng là rất ít và không đáng kể so với các giáo phái chính ở Đức.
8. Những ngày lễ
Phần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Trong khi ngày quốc khánh và ngày 1/5 được quy định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng. Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ thì những người sống ở Berlin vẫn phải đi làm bình thường.
9. Chính trị
Thủ đô và trụ sở chính phủ của cộng hòa liên bang Đức là Berlin. Theo điều luật 20, hiến pháp Đức thì cộng hòa liên bang Đức là một đất nước dân chủ, xã hội và hợp kiến. Nước Đức có tất cả 16 bang, một số bang được hình thành bởi nhiều khu hành chính khác nhau. Đất nước được cai quản theo hiến pháp (Grundgesetz). Trong khi nguyên thủ quốc gia là tổng thống với nhiệm vụ đại diện cho đất nước, thì thủ tướng là người điều hành đất nước. Thủ tướng là người có quyền quyết định đường lối lãnh đạo chính trị.
Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là bộ máy chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang một. Mỗi cấp đều có một bộ máy hành chính riêng: hành pháp (executive), lập pháp (legislative) và tư pháp (judicial).
Các điều luật của liên bang được ban hành bởi quốc hội liên bang (Bundestag) cùng với hội đồng quốc gia liên bang (Bundesrat). Trong trường hợp 2/3 đa số của cả hai cơ quan này đều chấp thuận, hiến pháp mới được phép được thay đổi. Các điều luật ở cấp tiểu bang đều do quốc hội tiểu bang (Landestag) quyết định.
Trong khi bộ máy hành pháp cấp liên bang được hình thành bởi chính phủ liên bang dưới sự lãnh đạo của thủ tướng, thì các thứ trưởng có quyền ban hành sắc lệnh ở cấp tiểu bang. Các cơ quan hành chính ở cấp liên bang và tiểu bang được điều hành bởi các bộ trưởng.
Toàn án hiến pháp liên bang có nhiệm vụ theo dõi và đánh giá việc tuân thủ hiến pháp của các cơ quan nhà nước khác. Tòa án tối cao của liên bang Đức nằm tại Karlsruhe. Phần lớn các vụ việc đều do các tòa án tiểu bang quyết định, tòa án hiến pháp liên bang chỉ là nơi cuối cùng kiểm tra và xem xét lại các quyết định của các tòa án tiểu bang.