Khi bắt đầu thu nạp một loại ngôn ngữ mới không chỉ riêng tiếng Đức thì đều làm cho con người ta cảm thấy bối rối, khó khăn cực kì, vì đây không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và có khi nó khác xa không có một điểm tương đồng nào với thứ ngôn ngữ mình sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên bạn phải học một cách khoa học, thông minh, có sự sắp xếp hợp lý thì việc bạn học tiếng Đức không hề khó.
Tiếng Đức cơ bản bao gồm các trình độ từ A tới C và trong đó gồm có: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Trong đó, A1 là trình độ cơ bản nhất còn C2 là trình độ cao cấp nhất. Tuỳ vào mục đích, khả năng và quyết tâm của mỗi người mà sẽ chọn cho mình các trình độ khác nhau, phù hợp với bản thân.
1. Phát âm trong tiếng Đức:
Phát âm là vấn đề mà bất cứ người học ngoại ngữ nào cũng e ngại, vì các từ trong tiếng nước ngoài thường có cách phát âm khác nhau so với tiếng Việt, còn về phát âm tiếng Đức có thật sự khó như bạn nghĩ không?
Bảng chữ cái tiếng Đức
Tiếng Đức có cùng hệ chữ Lating giống tiếng Việt nên dễ dàng cho việc làm quen và nhận biết mặt chữ
Tiếng Đức có cách đánh vần tương tự tiếng Việt, nhiều từ trong tiếng Đức có nghĩa và phát âm gần giống tiếng Anh.
2. Ngữ pháp tiếng Đức:
Tiếng Đức giống với tiếng Anh là bạn phải chia động từ cho các ngôi của nó. Khi bắt đầu học tiếng Đức bạn sẽ choáng váng với cách chia động từ này. Bạn phải nhớ cách chia động từ với từng ngôi : ich, du, sie, er, es, ihr … Tất nhiên tiếng Đức cũng có những quy tắc chia nhất định như tiếng Anh, ví dụ động từ với các ngôi ,Sie, wir sẽ là nguyên thể, động từ với các ngôi ,er, sie, es” (ngôi thứ 3 số ít) sẽ kết thúc bằng ,t”…
Nếu việc học từ vựng trong tiếng Đức đã đủ làm bạn cảm thấy khó khăn thì với ngữ pháp bạn sẽ còn dễ nhầm lẫn hơn. Tiếng Đức được chia thành 3 thì chính bao gồm: 2 thì trong quá khứ, 2 thì ở hiện tại và 2 thì tương lai. Riêng phần động từ bất quy tắc khá nhiều và rộng, vì vậy bạn phải có phương pháp học tiếng Đức hợp lý để nhanh chóng thuộc hết chúng. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc chia động từ trong câu vì chúng phụ thuộc vào giống, cách của danh từ gốc. Nếu bạn không làm bài tập chăm chỉ, bạn sẽ không biết cách sử dụng chính xác. Và đặc biệt, để dịch được nghĩa của một câu tiếng Đức, bạn sẽ phải đọc hết câu vì động từ thường đứng ở cuối chứ không sau chủ ngữ như trong tiếng Anh.
Việc học một ngôn ngữ không thể được đánh giá chính xác dựa vào những yếu tố tượng hình như trên được. Bạn sẽ cảm thấy tiếng Đức khó học nếu như bạn chán ghét chúng và lười biếng. Ngược lại, nếu bạn đã sẵn sàng và có quyết tâm chinh phục thì tiếng Đức sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cần phải có sự kiên trì và không được nản lòng thì chắc chắc vấn đề “học tiếng Đức dễ hay khó?” sẽ không còn làm bạn quá băn khoăn nữa. Chúc các bạn thành công!